Viêm buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Buồng trứng có vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản của nữ giới. Viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị viêm nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn từ các loại vi trùng, nấm, ký sinh trùng,... Viêm buồng trứng rất hiếm khi đơn phát mà thường phát sinh cùng một số bệnh như: viêm vòi trứng, viêm vùng chậu... Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của nữ giới.

Triệu chứng viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng chia làm 2 loại là viêm buồng trứng cấp tính và viêm buồng trứng mãn tính

Viêm buồng trứng cấp tính:

- Rối loạn kinh nguyệt, nguy hiểm hơn là mất kinh.

- Đau đớn ở khu vực hạ vị, đặc biệt đau hơn bên hố chậu thường một bên bao giờ cũng đau hơn bên còn lại.

- Sốt, nhiệt độ cơ thể cao, tuy nhiên ít trường hợp sốt cao, mạch có hiện tượng đập nhanh.

- Đau hai bên sườn, ngực phải trong trường hợp bị bệnh gân, thận.

- Hậu môn bị đau khi đại tiện, có cảm giác sưng nóng và ẩm ướt.

Viêm buồng trứng mãn tính:

- Đau ở vùng hạ vị, đau hai bên hố chậu, cơn đau đặc biệt tăng lên khi làm việc nặng, làm việc quá sức.

- Dịch tiết âm đạo ra nhiều,kinh nguyệt ra nhiều, rong kinh. Khi đi khám phụ khoa vùng âm đạo kết hợp với nắn bụng sẽ thấy tử cung khó di động, khi di động thì có cảm giác đau.

- Sốt cao: đi kèm mệt mỏi thậm chí có thể kèm co giật.

- Đau bụng dưới: nhấn vào thấy đau, căng trướng.

- Biếng ăn, mệt mỏi, sụt cân…

Nguyên nhân viêm buồng trứng

Do buồng trứng và ống dẫn trứng liền nhau nên nguy cơ bị mắc viêm buồng trứng kế phát sang viêm ống dẫn trứng rất nhanh nếu như không có biện pháp ngăn chặn và điều trị sớm.

Cần nắm bắt được nguyên nhân gây ra bệnh để có biện pháp điều trị chính xác, phù hợp mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ là cơ hội để vi khuẩn tấn công nhiều hơn. Đặc biệt, thụt rửa âm đạo sâu thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ không có thói quen này.

- Quan hệ tình dục không an toàn nhất là khi đang có kinh nguyệt gây lây lan vi khuẩn.

- Từng nạo phá thai: Phụ nữ từng nạo, phá thai không an toàn đứng trước nguy cơ viêm buồng trứng rất cao.

- Sử dụng các dụng cụ tránh thai không đúng cách gây viêm nhiễm tại buồng trứng.

- Đặt vòng tránh thai không được làm chuyên nghiệp, hoặc sau khi tiểu phẫu bệnh nhân không chú ý vệ sinh cẩn thận dẫn đến mắc bệnh. Dần dần bệnh lây lan sang buồng trứng, gây viêm buồng trứng.

- Bị viêm nhiễm phụ khoa: Viêm buồng trứng có thể là hệ quả khi không điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa kịp thời và tận gốc.

- Bị quai bị: Viêm buồng trứng là một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh quai bị gây ra. Dấu hiệu viêm buồng trứng khi bị quai bị bao gồm những cơn đau âm ỉ hoặc theo từng cơn ở hốc chậu sau khi triệu chứng bệnh quai bị giảm dần.

Viêm buồng trứng có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Viêm buồng trứng khiến phụ nữ liên tiếp phải đối mặt với các cơn đau âm ỉ khu vực bụng dưới, khu vực chậu, đau lưng, khiến cơ thể mệt mỏi khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm.

Suy giảm sức đề kháng

Khi các vi khuẩn có hại lấn át các vi khuẩn có lợi sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện cho một số tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh.

Làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Viêm buồng trứng ở giai đoạn mãn tính nếu không được điều trị sớm sẽ lây nhiễm sang ống dẫn trứng, khiến vòi trứng bị tắc cản trở đường đi của tinh trùng vào gặp trứng, quá trình thụ tinh không thể diễn ra, từ đó tăng nguy cơ vô sinh nữ.

Điều trị viêm buồng trứng

Điều trị viêm buồng trứng bằng nội khoa

Phương pháp này được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn mãn tính. Kháng sinh điều trị được áp dụng trong trường hợp này có tác dụng khắc phục tình trạng bệnh, làm thuyên giảm các triệu chứng bên ngoài cũng như kìm hãm, ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, khiến chúng không có cơ hội phát triển và gây viêm nhiễm, tổn thương sang các bộ phận lân cận.

Điều trị viêm buồng trứng ngoại khoa

Nếu bị dính buồng trứng hoặc dính ống dẫn trứng có thể xem xét đến phương pháp tiểu phẫu, nội soi ổ bụng để phân hủy bám dính.

Nếu bị áp xe buồng trứng hoặc áp xe ống dẫn trứng có thể lựa chọn kháng sinh để điều trị, nếu không hiệu quả có thể xem xét đến các biện pháp tiểu phẫu.

anh-gif