Bệnh viêm vùng chậu ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của chị em phụ nữ. Vậy dấu hiệu viêm vùng chậu và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ của chuyên trang phukhoahanoi trả lời câu hỏi này.
Đây là một bệnh nhiễm trùng của cơ quan sinh sản nữ. Thường do khi vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục, đi từ âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng của bạn.
Viêm vùng chậu thường không có các triệu chứng và biểu hiện rõ rệt khiến chị em không hề biết rằng chị em đang mắc bệnh. Kết quả là, bạn có thể không nhận ra mình có tình trạng và được điều trị cần thiết. Tình trạng này có thể được phát hiện sau đó nếu bạn gặp khó khăn khi mang thai hoặc nếu bạn bị bệnh viêm vùng chậu mãn tính.
- Không giữ vệ sinh trong ngày có kinh nguyệt. Trong những ngày này, lượng vi trùng tăng lên rất đông nên nguy cơ nhiễm trùng cũng tăng.
- Nhiễm trùng sau đkhi sinh hay phá thai: do ở thời điểm này, cổ tử cung của chị em rất là yếu và mắc tổn thương nên khả năng chống lại virus xâm nhập cũng giảm đi.
- Lây lan viêm nhiễm từ các bộ phận khác, ví dụ như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc... Vi trùng tạo ra viêm nhiễm từ các cơ quan này sẽ lây nhiễm tới cơ quan sinh sản và dẫn đến viêm cổ tử cung, viêm khu vực chậu...
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm vùng chậu có thể bao gồm:
- Đau ở bụng dưới và xương chậu.
- Dịch âm đạo bất thường: khí hư ra nhiều, màu trắng đục, vàng, xanh hoặc xám đục,… Ngoài ra, chị em còn thấy trong khí hư có lẫn máu, bất thường và có mùi hôi khó chịu.
- Chảy máu tử cung bất thường, đặc biệt là trong hoặc sau khi giao hợp, hoặc giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau hoặc chảy máu khi giao hợp.
- Sốt, đôi khi có ớn lạnh.
- Đi tiểu đau hoặc khó khăn.
- Rối loạn kinh nguyệt: Khi vùng chậu bị viêm sẽ ảnh hưởng đến: Tử cung, buồng trứng,… mà những cơ quan này lại có ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và kinh nguyệt.
Viêm vùng chậu có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng, nếu nhiễm trùng lây lan vào máu của bạn. Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn có thể bị nhiễm trùng, hãy gặp bác sĩ sản phụ khoa càng sớm càng tốt.
Khi bạn xuất hiện các triệu chứng kể trên hoặc có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng cơ thể của mình, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn ngại đi khám và giấu bệnh, bệnh sẽ càng nặng và càng khó chữa.
Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh ở mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
- Phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lậu và chlamydia, có nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu cao hơn.
- Phụ nữ không chung thủy với bạn tình, quan hệ với nhiều người có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh viêm vùng chậu.
- Những phụ nữ đã mắc bệnh viêm vùng chậu có nguy cơ cao mắc bệnh phụ khoa khác.
- Quan hệ tình dục không an toàn và dưới 25 tuổi.
- Bệnh viêm vùng chậu nếu không được điều trị sớm có thể gây ra mô sẹo ở cả trong và ngoài ống dẫn trứng, điều này có thể làm tắc ống dẫn trứng.
- Hiện tượng thai ngoài tử cung (chửa bên ngoài dạ con).
- Vô sinh.
- Ðau vùng chậu mãn tính.
Viêm vùng chậu được chẩn đoán qua các triệu chứng của bệnh và qua thăm khám phụ khoa.
- Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý và việc sinh hoạt tình dục của bạn.
- Tiếp theo các bác sĩ tiến hành kiểm tra vùng chậu để kiểm tra xem có bất kỳ sự đau đớn và tiết dịch âm đạo bất thường nào không.
Ở bước này, bạn có thể gặp một số khó chịu trong quá trình kiểm tra.
- Một xét nghiệm dương tính đối với chlamydia, lậu hoặc mycoplasma bộ phận sinh dục hỗ trợ chẩn đoán PID.
Vì viêm vùng chậu thường khó chẩn đoán, các xét nghiệm khác cũng có thể được yêu cầu để xác định dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm.
Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu hoặc máu.
- Siêu âm, mà thường được thực hiện bằng cách sử dụng đầu dò qua âm đạo.
- Nội soi.
Khi thực hiện xong việc thăm khám và có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ khám phụ khoa Hà Nội sẽ đưa ra kết luận và có phương pháp điều trị phù hợp:
Dùng thuốc kháng sinh
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kết hợp kháng sinh để bắt đầu điều trị bệnh, có thể uống hoặc tiêm. Trong khi dùng thuốc kháng sinh, các triệu chứng của bạn có thể biến mất trước khi khỏi hẳn viêm nhiễm tuy nhiên, bạn không được dừng thuốc khi chưa hết liệu trình điều trị.
Phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc mà không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ buộc phải phẫu thuật. Trường hợp này rất hiếm, chỉ áp dụng cho viêm vùng chậu ở giai đoạn áp xe và giai đoạn mãn tính.
Khi viêm vùng chậu ở giai đoạn áp xe thì cần tiến hành phẫu thuật để chọc hút hoặc cắt bỏ khối áp xe trước khi nó bị vỡ.
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp kết hợp giữa thuốc và công nghệ trị liệu để hạn chế quá trình phát triển của vi khuẩn và giúp tiểu viêm nhanh chóng.
Phương pháp này sẽ sử dụng máy đa chức năng HGP-1000, là một trong những bước đột phá mới của nghành y học khi có khả năng sát khuẩn đồng bộ, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn E.coli và tụ cầu vàng Staphylococcus chỉ trong vài phút, diệt được nấm candida cùng các vi khuẩn gây bệnh khác trong vòng 5 phút.
Nhờ việc kết hợp dùng thuốc cùng việc điều trị ngoại khoa máy đa chức năng HGP-1000 nên bệnh cải thiện, viêm nhiễm dần được đẩy lùi dần.
Bạn có thể phòng tránh viêm vùng chậu qua một số cách dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo. Trong những ngày hành kinh, nên thay băng thường xuyên ít nhất 4 tiếng 1 lần.
- Vệ sinh tử trước ra sau
- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh trước và sau khi quan hệ, nên sử dụng bao cao su. Chung tình với bạn đời.
- Tránh lạm dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,...