Viêm vòi trứng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Viêm vòi trứng là hiện tượng ống dẫn trứng bị chít hẹp do viêm nhiễm gây ra, khiến cản trở đường đi của trứng tới vùng tử cung. Viêm vòi trứng rất nguy hiểm, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và sức khỏe nữ giới.

Tổng quan viêm ống dẫn trứng

Các ống dẫn trứng mở rộng từ tử cung, mỗi bên một bên và cả hai mở ra gần một buồng trứng. Trong quá trình rụng trứng, trứng được phóng thích (noãn) đi vào ống dẫn trứng và bị cuốn theo những sợi lông nhỏ về phía tử cung.

Viêm ống dẫn trứng (hay còn gọi là viêm vòi trứng) là viêm nhiễm xảy ra ở đường ống dẫn trứng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trứng và tinh trùng, làm thay đổi môi trường niêm mạc ống dẫn trứng và cản trở quá trình thụ thai khiến chị em khó có thai.

Viêm ống dẫn trứng thường do nhiễm vi khuẩn, bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu và chlamydia. Viêm một bên ống thường dẫn đến nhiễm trùng ống kia, vì vi khuẩn di chuyển qua các mạch bạch huyết gần đó.

Viêm ống dẫn trứng nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể làm hỏng ống dẫn trứng vĩnh viễn, trứng được giải phóng mỗi chu kỳ kinh nguyệt không thể gặp tinh trùng từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh nữ.

>>> Tắc vòi trứng là gì? Biểu hiện vòi trứng bị tắc

Phân loại

Viêm ống dẫn trứng thường được phân loại là cấp tính hoặc mãn tính:

- Viêm ống dẫn trứng cấp tính: Ở giai đoạn cấp tính, các ống dẫn trứng trở nên đỏ và sưng, và tiết ra thêm chất lỏng để các thành bên trong của ống thường dính lại với nhau. Các ống cũng có thể dính vào các cấu trúc gần đó như ruột. Đôi khi, một ống dẫn trứng có thể lấp đầy và phồng lên với mủ. Trong một số ít trường hợp, ống vỡ và gây nhiễm trùng nguy hiểm cho khoang bụng (viêm phúc mạc).

- Viêm ống dẫn trứng mãn tính: Là tình trạng viêm nhiễm kéo dài đã hình thành mủ, phá hoại mô trong ống dẫn trứng. Ở dạng thứ hai này, bệnh dễ gây tắc nghẽn một hoặc cả hai bên vòi trứng dẫn tới vô sinh, khó sinh.

Nguyên nhân viêm vòi trứng

- Quan hệ tình dục không lành mạnh

Quan hệ với nhiều người, quan hệ không sử dụng các biện pháp an toàn nên dễ bị các bệnh truyền nhiễm như Chlammydia, lậu… Các hại khuẩn gây viêm nhiễm đến các cơ quan vùng kín và vòi trứng không tránh khỏi nguy cơ bị ảnh hưởng.

- Do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm

Thông thường do các cơ quan sinh dục khác như cổ tử cung, tử cung, âm đạo… viêm nhiễm, nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến lây nhiễm ngược, ảnh hưởng đến vòi trứng, buồng trứng, có thể gây viêm vòi trứng.

- Do vệ sinh bộ phận sinh dục kém khoa học

Việc vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng, khiến cho nội mạc tử cung bong ra, xoang trong bộ phận tử cung mở ra trong chu kỳ hành kinh kết hợp với các cục máu đông tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Bên cạnh đó, việc sử dụng giấy vệ sinh hoặc vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách có khả năng dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ống dẫn trứng.

- Do phá thai không đảm bảo an toàn

Khi phá thai tại các cơ sở y tế kém chất lượng, tay nghề bác sĩ kém cộng các dụng cụ là thủ thuật không được vô trùng sạch sẽ là nguyên nhân khiến vi khuẩn có hại có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong cơ quan sinh dục, gây viêm nhiễm, thậm chí là gây vô sinh cho nữ giới.

Triệu chứng viêm vòi trứng

Bệnh viêm ống dẫn trứng thường không có dấu hiệu biểu hiện rõ ràng nên thường khó phát hiện sớm, vậy nên khi phát hiện ra bệnh thì thường bệnh đã tiến triển rất nặng rồi. Dưới đây là một số triệu chứng hay gặp:

- Dịch tiết âm đạo bất thường, chẳng hạn có màu vàng hoặc xanh

- Kinh nguyệt không đều.

- Đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội khi kỳ kinh nguyệt đến hoặc khi quan hệ tình dục.

- Nhiều người bị đau vùng bụng dưới, cơn đau lan sang hông, đau lưng, có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, đau nhói.

- Khó thụ thai

- Sốt, buồn nôn hoặc nôn nhiều

- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất sức khi lao động nặng...

- Một số khác bị đau trong lúc quan hệ tình dục, chảy máu bất thường khi quan hệ.

- Đi tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo cảm giác đau lưng, buồn nôn

Yếu tố nguy cơ

Phụ nữ có thể bị viêm ống dẫn trứng sau sảy thai hoặc sinh con, hoặc bất kỳ thủ tục y tế nào, chẳng hạn như sinh thiết, đặt vòng tránh thai hoặc phá thai. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là nhiễm trùng lây qua đường tình dục.

Viêm ống dẫn trứng là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng phổ biến nhất đối với phụ nữ ở độ tuổi 16-25. Trên thực tế, nó ảnh hưởng đến khoảng 12% phụ nữ trước 20 tuổi.

Biến chứng viêm vòi trứng

Nếu không điều trị, viêm ống dẫn trứng có thể gây ra một loạt các biến chứng, bao gồm:

- Thai ngoài tử cung: Khi bị viêm nhẹ, vòi trứng không tắc hoàn toàn nhưng cũng bị chít hẹp, cản chở sự vận chuyển của trứng đã thụ tinh về tử cung làm tổ, mà phải làm tổ ngay tại vòi trứng dẫn đến mang thai ngoài tử cung. Lúc này, vòi trứng không thể giãn ra, nên khi bào thai phát triển sẽ gây đau đớn thậm chí là vỡ ống dẫn trứng, nếu không mổ kịp thời nữ giới có thể bị tử vong.

- Viêm nhiễm có thể bị nặng hơn và lây lan sang các bộ phận gần đó như buồng trứng hoặc tử cung.

- Nhiễm trùng bạn tình - bạn tình hoặc bạn tình của người phụ nữ có thể nhiễm vi khuẩn và cũng bị nhiễm bệnh.

- Vô sinh: Viêm nhiễm nặng gây tắc nghẽn hoàn toàn ống dẫn trứng làm tinh trùng và trứng không thể gặp nhau, nên quá trình thụ thai không thể xảy ra, điều này làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.

- Áp xe buồng trứng: Đây là những túi chứa mủ có thể phát triển trên ống dẫn trứng hoặc buồng trứng trong quá trình bị viêm vòi trứng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng bị nhiễm trùng hoặc buồng trứng.

Lưu ý: Viêm ống dẫn trứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nữ giới nói riêng. Chính vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục, nữ giới cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín về thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị viêm vòi trứng

Để điều trị viêm ống dẫn trứng, bác sĩ cần phải tiến hành làm các xét nghiệm, siêu âm,… để xác định nguyên nhân gây bệnh và tình trạng viêm ở giai đoạn nào thì mới đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

- Điều trị bằng thuốc

Áp dụng khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, sử dụng kháng sinh, dùng đường tiêm truyền kết hợp với thuốc chống viêm. Sau đó điều chỉnh kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau và thử phản ứng khác nhau mà lựa chọn chất kháng sinh phù hợp với bệnh nhân.

Chị em tuyệt đối không được mua thuốc về điều trị, tránh để viêm nhiễm nặng hơn.

- Điều trị bằng vật lý trị liệu

Viêm ống dẫn trứng thường được điều trị bằng các biện pháp can thiệp xâm lấn như bước sóng ngắn, siêu sóng ngắn, liệu pháp chiếu nhiệt, tia hồng ngoại... để diệt viêm một cách triệt để.

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, tình trạng viêm nhiều hay ít... mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng các phương pháp phù hợp.

anh-gif