Viêm âm đạo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Viêm âm đạo là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ thường gặp, ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân viêm âm đạo thường do sự mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh và một số rối loạn ở da cũng có thể gây ra viêm âm đạo.

Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì mức độ ảnh hưởng của viêm âm đạo tới sức khỏe nữ giới là không nhỏ.

Viêm âm đạo là gì?

Bệnh viêm âm đạo là tình trạng nhiễm trùng âm đạo ở nữ giới do vi khuẩn nấm men, sự xâm nhập của các loại virus, kích ứng từ hóa chất trong kem, thuốc xịt, hoặc thậm chí quần áo tiếp xúc với khu vực này cũng có thể dẫn đến viêm âm đạo. Trong một số trường hợp, viêm âm đạo còn là hệ quả do quan hệ tình dục không an toàn, khô âm đạo và thiếu estrogen.

Khi bị viêm âm đạo, nữ giới sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng khó chịu ở vùng kín như: ngứa ngáy, khó chịu, đi tiểu có cảm giác nóng rát. Trong vùng kín cũng có thể xuất hiện những nốt ban nhỏ, sưng phồng, nhức nhối. Khí hư tiết ra nhiều hơn có mùi và màu sắc khác lạ, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Viêm âm đạo tuy là căn bệnh phụ khoa phổ biến nhưng không phải chị em nào cũng hiểu hết về căn bệnh này. Thậm chí, khi bệnh trở nên nghiêm trọng chị em mới phát hiện và đi khám, lúc này khả năng điều trị cũng khó khăn hơn.

Phân loại viêm âm đạo

Tùy vào nguyên nhân bệnh viêm âm đạo được phân loại như sau:

- Viêm âm đạo do nấm candida: Candida là nấm men, là một loại nấm thường xuyên có trong âm đạo. Bệnh xảy ra khi có quá nhiều Candida phát triển trong âm đạo. Lúc này âm đạo sẽ bị ngứa rát và tiết chất nhầy màu trắng, đặc trông giống như phô mai tươi.

- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Nguyên nhân là do mất cân bằng môi trường vi khuẩn thông thường của âm đạo dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi sinh vật khác.

- Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas: Trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng đơn bào gây ra.

- Viêm teo âm đạo: Nội mạc hoặc niêm mạc của âm đạo trở nên mỏng hơn khi nồng độ estrogen giảm trong thời kì mãn kinh, khiến âm đạo trở nên dễ bị kích ứng và viêm nhiễm.

Nguyên nhân viêm âm đạo

Tại sao bị viêm âm đạo ở nữ giới?

Do rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố bị rối loạn làm thay đổi sự cân bằng trong môi trường âm đạo, các chất dịch cũng như axit lactic trong âm đạo bị thiếu hụt, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và tạp trùng xâm nhập, tấn công gây bệnh.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

Vệ sinh không khoa học, kém sạch sẽ là nguyên nhân phổ biến khiến chị em dễ mắc viêm âm đạo. Hệ vi sinh trong âm đạo rất phong phú, có cả vi khuẩn lợi và hại. Những thói quen vệ sinh không đúng cách có thể làm mất trạng thái cân bằng động trong môi trường âm đạo, các vi khuẩn có hại sẽ lấn át các vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện gây viêm nhiễm lý giải tại sao bị viêm âm đạo.

Quan hệ tình dục không an toàn

Không vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, không chung thủy với bnj tình, quan hệ thô bạo sẽ rất dễ khiến bạn bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, là nguyên nhân bệnh viêm âm đạo mà nhiều chị em gặp phải.

Do lạm dụng thuốc

Việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường không kiểm soát… có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi - những vi khuẩn phân giải glycogen để sản sinh ra axit lactic. Từ đó sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển trong môi trường axit, khiến viêm âm đạo bùng phát.

Triệu chứng viêm âm đạo

Các triệu chứng viêm âm đạo bao gồm:

- Ngứa ngáy vùng kín, cảm giác tăng lên sau mỗi lần quan hệ, càng gãi càng ngứa, dẫn tới bị trầy xước âm đạo.

- Khí hư ra nhiều có màu sắc bất thường: có màu trắng, xám, chảy nước hoặc bọt.

- Xuất hiện mụn ở âm đạo.

- Chảy máu âm đạo.

- Vùng kín nặng mùi hôi hoặc tanh gây khó chịu.

- Người bệnh thường bị tiểu khó, tiểu buốt, nóng rát và xót khi đi tiểu do trùng roi hoặc nấm candida.

- Quan hệ tình dục đau đớn, được gọi là chứng khó tiêu.

Viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Bên cạnh những phiền toái trong sinh hoạt, viêm âm đạo còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

- Gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Vi khuẩn ngược dòng gây các bệnh phụ khoa khác như viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu…

- Gây vô sinh ở nữ giới: Trường hợp viêm âm đạo nặng còn gây ra mất cân bằng độ PH ở âm đạo và không còn là môi trường sống thích hợp của tinh trùng. Từ đó, làm giải tỉ lệ thụ thai ở nữ giới.

- Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai, sinh non,… Thậm chí, có thể lây truyền bệnh cho thai nhi trong quá trình sinh nở, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cách điều trị viêm âm đạo

Cách điều trị viêm âm đạo còn phụ thuộc vào nguyên nhân viêm âm đạo. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc kháng sinh và chữa viêm âm đạo bằng công nghệ Ozone của Đức.

- Chữa viêm âm đạo bằng thuốc: Sử dụng các dạng thuốc đặc trị có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau ngứa tại chỗ. Có thể dùng ở dạng uống, thuốc bôi và đặt âm đạo.

- Điều trị viêm âm đạo bằng công nghệ oxygen: Bằng kỹ thuật này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ozone vào bên trong âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm âm đạo. Ưu điểm của kỹ thuật này là trực tiếp đi sâu vào các ổ bệnh, không làm mất cân bằng hệ môi trường của vùng kín, không tác dụng phụ, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh trở lại…

Cách phòng tránh

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu khi vệ sinh âm đạo, không sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín có độ pH cao.

- Trong những ngày hành kinh, thường xuyên vệ sinh, thay bằng ít nhất 4 tiếng 1 lần.

- Vệ sinh vùng kín với nước ấm khi cần thiết.

- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín trước và sau quan hệ, tốt nhất chưa muốn có con thì nên sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

- Nên mặc đồ rộng, thoải mái. Phơi quần áo khô thoáng, tránh mặc đồ ẩm ướt.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

- Ăn sữa chua có nuôi cấy tích cực (kiểm tra nhãn) có thể giúp bạn ít bị nhiễm trùng hơn.

anh-gif