Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh phụ khoa

Những chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Vậy bạn đã biết nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm phụ khoa là gì chưa?

Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa không chỉ bắt nguồn từ những thói quen tình dục kém lành mạnh, hay việc lười vệ sinh vùng kín mà còn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn không bao giờ ngờ tới.

- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

Bạn có thể dễ dàng mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm chỉ vì thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách. Rửa vùng kín hàng ngày là điều mà chị em nào cũng thực hiện, tuy nhiên không phải ai cũng biết vệ sinh vùng kín đúng cách. Vệ sinh vùng kín quá bẩn hoặc quá sạch đều tạo cơ hội để các tác nhân: nấm, vi khuẩn, trùng roi dễ dàng sinh sôi phát triển.

- Mất cân bằng nội tiết tố nữ

Khi bước vào giai đoạn mang thai hay mãn kinh sẽ khiến cho nội tiết tố nữ bị thay đổi, làm giảm sức đề kháng của cơ thể đồng thời khiến môi trường âm đạo mất ổn định rất dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

- Quan hệ tình dục không an toàn

Bạn nên nhớ rằng, viêm nhiễm có thể lây lan qua đường tình dục. Việc bạn có quan hệ tình dục với nhiều người, với những người mắc bệnh viêm nhiễm… là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn dễ gặp các bệnh phụ khoa.

- Nạo hút thai

Dụng cụ tránh thai, nạo hút thai, …các thủ thuật phụ khoa trên rất dễ gây tổn thương vùng kín và gây bệnh. Đặc biệt, nếu không được khử trùng tốt cũng là nguyên nhân gây bệnh phụ khoa.

Triệu chứng bệnh phụ khoa

Trên thực tế, có rất nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh lại khá mờ nhat, cộng thêm sự chủ quan của chị em khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Vùng kín có mùi:

Nếu đã vệ sinh kỹ nhưng vẫn không hết mùi, có thể bạn đã bị nấm hoặc viêm âm đạo, bất thường ở cổ tử cung. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, vùng kín dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nặng mùi hoặc ngứa, rát âm đạo. Nên đi khám ngay nếu phát hiện triệu chứng bất thường hoặc khai báo thành thật mỗi khi khám thai định kỳ để được điều trị sớm.

- Xuất huyết âm đạo:

Nếu bạn phát hiện ra âm đạo chảy máu bất thường, rất có thể đó là triệu chứng của các bệnh rối loạn hormone, u tuyến yên, bệnh lý về máu hoặc dùng thuốc kháng đông, bệnh lý tại buồng trứng, tử cung, cổ tử cung (ung thư), nội mạc tử cung, âm đạo…

- Ngứa ngáy vùng kín:

Tình trạng ngứa ngáy vùng kín có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm âm đạo do nấm Candida hay do trùng roi Trichomoniasis. Ngoài ra, việc sử dụng sữa tắm, xà phòng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ… khiến cô bé bị dị ứng cũng gây nên hiện tượng này.

- Đau vùng bụng dưới:

Đau bụng dưới thường xuất hiện trước, trong kỳ kinh. Nếu triệu chứng này xuất hiện không nằm trong thời điểm này thì khả năng bạn bị viêm vùng chậu là rất cao.

- Chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, sụt cân:

Đi cùng với các dấu hiệu trên là tình trạng tiêu chảy, táo bón, buồn nôn… sẽ khiến chị em nghĩ ngay đến các bệnh về tiêu hóa, về thức ăn, hay stress. Tuy nhiên trên thực tế, đây cũng là những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng.

Chữa bệnh phụ khoa như thế nào?

Bệnh phụ khoa là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ, có nguy cơ dẫn đến hiếm muộn, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, thậm chí gây vô sinh… Do đó, việc chữa bệnh phụ khoa là vô cùng cần thiết.

1. Lá trầu không

Ngoài tinh dầu thì lá trầu không còn chứa một lượng lớn chất talin, đường, diatara... Những thành phần này có  hoạt chất ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, chống lại sự phát triển, gây bệnh của nấm, vi khuẩn, hạn chế tình trạng viêm ngứa vùng kín do các tác nhân này gây ra.

Cách dùng: Bạn chỉ cần một nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi cho vào chậu nước nóng khoảng 15 phút, lấy nước đó vệ sinh bên ngoài vùng kín. Ngoài ra, bạn có thể rửa sạch lá trầu không, đem đun sôi và dùng để xông vùng kín cũng rất hiệu quả.

2. Lá chè xanh

Trà xanh luôn được coi là một loại dược thảo đa năng, ngoài việc làm đẹp, trà xanh còn có tác dụng cao trong việc sát khuẩn, làm khô và vệ sinh vùng kín.

Cách thực hiện khá đơn giản: Lá chè xanh rửa thật sạch, vò nát cho vào nồi và thêm một ít muối tinh. Đổ thêm nước với lượng vừa phải và đem đun. Sau khi sôi khoảng 5-10 phút, đổ ra chậu và ngồi cao để xông vùng kín. Dùng khăn khô mềm lau sạch lại vùng kín. Thực hiện 2-3 lần/tuần cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

3. Lá lốt

Lá lốt thuộc loại thân thảo, lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong...

Tác dụng của lá lốt là làm ấm bụng, trừ lạnh, hạ khí và giảm đau. Được dùng nhiều cho các trường hợp đau bụng lạnh gây nôn thổ, tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn, đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng hay chữa đau nhức xương khớp, trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân,…

Và một công dụng của lá lốt không quên nhắc đến nữa đó là chữa bệnh viêm phụ khoa thông thường với các triệu chứng ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu,…

Cách thực hiện:  Lá lốt rửa sạch, vò nát, cho vào nồi cùng 2 nguyên liệu còn lại. Đổ nước ngập khoảng 2 đốt tay. Đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa lại, đun tiếp 10-15 phút nữa.

Gạn lấy phần nước trong khoảng 1 bát để nguội và dùng rửa âm đạo. Tiếp tục đun sôi phần còn lại và dùng để xông âm đạo. Có thể xông nhiều lần nhưng chỉ dùng trong ngày.

Lưu ý:

- Các cách chữa trên đây chỉ sử dụng cho các trường hợp bệnh ở thể nhẹ, nếu bệnh đã chuyển sang viêm phụ khoa mãn tính thì chị em cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế phòng khám phụ khoa và điều trị kịp thời.

- Ngoài ra, khi áp dụng các cách trên, chị em nên rửa nhé nhàng, tránh thụt rửa sâu làm tổn thương âm đạo, khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

- Đây là bộ phận nhạy cảm nên trước khi áp dụng các phương pháp trên, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh để gây ra hậu quả đáng tiếc.

anh-gif