Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới

Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục nữ gồm: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…. Đây đều là những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản người phụ nữ. Do đó, cần nhận biết sớm các dấu hiệu viêm phụ khoa để có cách điều trị kịp thời.

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa

Khi thấy các dấu hiệu viêm phụ khoa dưới đây, chị em tuyệt đối không được coi thường mà cần nhanh chóng đi khám để bác sĩ tư vấn và có cách điều trị bệnh kịp thời.

- Vùng kín nổi mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy

Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo do nấm candida hoặc viêm âm đạo do trùng roi hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục...

Một lưu ý nhỏ là khi bị ngứa, chị em tuyệt đối không được gãi để tránh làm cô bé bị tổn thương, vi khuẩn sẽ phát triển và tấn công mạnh hơn.

- Khí hư bất thường

Khí hư thông thường có màu trắng đục, không mùi, hơi nhầy như lòng trắng trứng gà, có tác dụng giữ ẩm môi trường âm đạo. Nếu khí hư có những bất thường về số lượng, màu sắc chuyển sang vàng hoặc xanh,... chứng tỏ sức khỏe phụ khoa đang gặp phải vấn đề. Đó có thể là biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa như: viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung...

- Xuất huyết âm đạo bất thường

Tình trạng này xuất hiện cho thấy cơ quan sinh sản của bạn đã bị viêm nhiễm nghiêm trọng, cần đi kiểm tra sớm.

Các viêm nhiễm tại tử cung, cổ tử cung hay âm đạo sẽ gây ra các tổn thương và dễ chảy máu khi có tác động, va chạm bên ngoài dẫn đến xuất huyết âm đạo hoặc chảy máu giwuax kỳ kinh.

-  Đau rát khi quan hệ

Đau rát khi quan hệ là một trong những biểu hiện của viêm phụ khoa do môi trường âm đạo bị khô, thiếu chất dịch nhầy để bôi trơn. Điều này khiến chị em tự ti, làm mất khoái cảm trong quan hệ.  

- Đau dai dẳng vùng chậu

Những cơn đau dai dẳng ở vùng chậu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, hội chững viêm vùng chậu, ung thư buồng trứng...

- Tiểu buốt, tiểu rắt

Đường sinh dục và đường tiết liệu khá gần nhau, khi bị viêm nhiễm phụ khoa có thể gây viêm cho đường tiết niệu.

Tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rát đôi khi còn tiểu ra mủ,... có thể là triệu chứng của viêm âm đạo do nấm, trùng roi gây ra.

Viêm phụ khoa nguy hiểm như thế nào?

Tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Viêm nhiễm phụ khoa khiến chị em thiếu đi sự tự tin cùng cảm giác bất an, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Viêm phụ khoa ảnh hưởng tới đời sống quan hệ tình dục, từ đó gây xáo trộn trong hanh phúc gia đình.

Viêm nhiễm phụ khoa ở mức độ nặng còn đe dọa tới khả năng mang thai, thậm chí là vô sinh hiếm muộn.

Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không lạm dụng dung dịch vệ sinh vùng kín có độ pH không phù hợp, giữ vùng kín khô thoáng để ngăn ngừa khả năng mắc bệnh.

- Trong những ngày kinh cần đặc biệt chú ý tới khâu vệ sinh, thay băng thường xuyên để vi khuẩn không có cơ hội phát triển và tấn công.

- Lựa chọn đồ lót không quá chật, cất liệu cotton, nên giặt khô trước khi mặc, thay ngay 2 lần.

- Vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ: Cả đàn ông và phụ nữ đều nên có ý thức vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ để bảo vệ sức khỏe cho người bạn tình của mình.

- Thực hiện khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm viêm phụ khoa cũng như tầm soát các bệnh ngay từ khi mới hình thành.

Điều trị viêm phụ khoa

1. Điều trị bằng thuốc

Khi bệnh ở giai đoạn mới chớm, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh, thuốc đặt hoặc thuốc uống có tác dụng tiêu viêm, tiêu diệt các tác nhân gây viêm nhiễm.

Việc điều trị này cần tuân thủ theo chỉ định cảu bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc đặt.

2. Điều ngoại khoa

Khi điều trị bằng thuốc không có dấu hiệu thuyên giảm, các bác sĩ bắt buộc phải dùng tới phương pháp ngoại khoa: đốt điện, áp lạnh, chiếu tia laser, phương pháp xâm lấn tối thiểu hoặc các tiểu phẫu ngoại khoa khác.

Khi đó, chị em cần tìm cho mình một địa chỉ chữa bệnh phụ khoa uy tín, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vô trùng đúng cách, tránh những rủi ro sau điều trị.

3. Điều trị bằng dân gian

- Lá trà xanh: Lá trà xanh có công dụng sát khuẩn nên rất thích hợp làm phương thuốc dân gian giúp chữa bệnh viêm âm đạo. Chị em chỉ cần đun lá trà xanh với nước đến khi sôi sau đó vệ sinh vùng kín, chú ý không thụt rửa sâu trong âm đạo và làm khô lại với khăn sạch.

- Nước muối loãng: Cho 1 xíu muối vào chậu nước, khuấy đều rồi rửa bên ngoài vùng kín. Chị em cần chú ý là chỉ rửa 2 lần 1 tuần, tránh làm khô rát vùng âm đạo.

- Lá trầu không: Phương pháp này rất thông dụng vì trầu không có công sụng kháng khuẩn. Chỉ cần rửa sạch lá trầu không cho vào nồi nước kèm vài hạt muối, đem đun sôi rồi rửa bên ngoài vùng kín...

Hy vọng với những chia sẻ từ các chuyên gia trên đây, chị em sẽ có thêm nhiều các kiến thức về bệnh viêm phụ khoa, từ đó sớm có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình khỏi những tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

9 bệnh phụ khoa nguy hiểm
anh-gif